TRẺ BỊ TIÊU CHẢY DO NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM, MẸ PHẢI LÀM SAO ?

 

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em nếu không được chữa trị và xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó khi trẻ gặp các tình trạng này cha mẹ cần nhanh chóng sơ cứu kịp thời để tình trạng không bị diễn biến xấu hơn. Cùng tìm hiểu và tìm cách giải quyết vấn đề trẻ bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm nhé!

Bé tập ăn dặm bị tiêu chảy
Bé tập ăn dặm bị tiêu chảy

Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn ở trẻ

Nguyên nhân phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm là do vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng.

Một số nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ:

1. Xử lý thực phẩm hoặc nấu nướng món ăn không đúng cách.

2. Thức ăn để ngoài không khí nóng quá lâu.

3. Ăn uống ngoài đường, vỉa hè, nhất là ở những hàng quán mất vệ sinh.

4. Thức ăn không được nấu chín kĩ để “tiêu diệt” các vi khuẩn. Vi khuẩn có cơ hội nhân lên và phá hủy thức ăn.

5. Hoa quả và rau xanh chưa được rửa sạch đúng cách.

6. Nấu đồ ăn với nước bị ô nhiễm.

Biểu hiện của bé khi bị ngộ độc thực phẩm

Biểu hiện của ngộ độc thường xảy ra sau khi ăn hay uống một thực phẩm. Bị nhiễm độc thường là một vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Trẻ bị ngộ độc thường có cảm giác buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần (phân, nước tiểu có thể có máu) có thể không sốt hay sốt cao trên 38 độ C,  vì vậy sẽ bị mất nước, mất điện giải, trụy tim mạch rất dễ dẫn đến sốc nhiễm khuẩn nếu nguyên nhân do vi khuẩn gây nên.

Dấu hiệu của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Dấu hiệu của trẻ bị tiêu chảy

Những điều bố mẹ nên làm khi con bị ngộ độc thực phẩm ?

Thứ nhất, gây nôn và chú ý tình trạng nôn của bé

 Khi trẻ bị nôn, nếu trẻ đang nằm, nghiêng đầu trẻ qua một bên để tránh hít sặc. Cần lưu ý, những lúc trẻ bị nôn và cả lúc đang ngủ. Bởi ở nhiều em bé đang ngủ thiếp đi vì quá mệt cũng bị nôn vọt. Nôn trong tư thế nằm như vậy rất nguy hiểm, có thể bị sặc lên mũi, xuống phổi. Khi trẻ nôn bị sặc lên mũi, người lớn phải nhanh chóng dùng miệng hút mũi trẻ nếu không trẻ sẽ bị sặc, khó thở và có thể dẫn đến tử vong.

Thứ hai là bù nước, điện giải bằng oresol

Khi nôn, đi ngoài trẻ mất nước, rối loạn điện giải. Nếu không được bù nước, điện giải bằng oresol trẻ sẽ dần mệt lả, mất nước trầm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Nhưng cần nhớ nguyên tắc, pha oresol theo đúng hướng dẫn, uống từ từ, ít một, không uống quá nhiều cùng 1 lúc.

Thứ 3 là cho trẻ ăn thức ăn mềm

 Tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Trẻ lớn cho ăn cháo, cơm, súp nghiền để giúp ruột mau hồi phục và hệ men tiêu hóa sớm hoạt động lại bình thường. Trẻ đang còn bú mẹ tiếp tục cho trẻ bú mẹ, tăng lượng sữa so với trước khi trẻ ốm. Thông thường trẻ có thể ăn uống bình thường trở lại sau 24 giờ.

Thứ 4 là bổ sung men vi sinh cho trẻ

Theo các chuyên gia, men vi sinh chứa Lợi khuẩn Bacillus clausii có khả năng giảm thời gian tiêu chảy và mức độ tiêu chảy ở trẻ em và hiệu quả ổn định hệ vi sinh đường ruột bền vững.

Bacillus clausii được đánh giá là lợi khuẩn số 1 để bổ sung cho hệ vi sinh vật đường ruột bởi những tác dụng mà nó mang lại:

Sản sinh ra các chất diệt khuẩn Bacteriocin diệt mầm bệnh, vi khuẩn gây tiêu chảy. Thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột giúp cải thiện các tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn.

Bacillus clausii có khả năng sống tốt, có khả năng kháng nhiều dòng kháng sinh, và chịu được nhiều loại hóa chất. Chính bởi lý do đó mà chúng luôn được ưu tiên dùng trong cá giai đoạn dùng kháng sinh.

Lợi khuẩn Bacillus clausii có khả năng tạo bào tử, vượt qua môi trường khắc nghiệt của dạ dày. Bào tử Bacillus clausii cũng đề kháng được với cả dịch mật, các enzyme tiêu hóaTại ruột cho tác dụng hiệu quả rõ ràng.

Lợi khuẩn Bacillus clausii khư trú lâu dài ở đường ruột mà không sinh bệnh, an toàn với cả phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh.

Men vi sinh Bacillus Clausii
Men vi sinh Bacillus Clausii

Thứ 5 là đưa trẻ đến cơ sở y tế

Khi trẻ có những dấu hiệu nặng như:

– Nôn nhiều, không thể uống được hoặc bỏ bú, mệt nhiều, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh

– Trẻ có thêm dấu hiệu khác như sốt cao, phân có máu, trẻ rất khát, đau bụng nhiều, bụng trướng, đau đầu

Bệnh kéo dài trên 3 ngày thì ngay lúc này bố mẹ phải đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.

Nguồn tham khảo: https://progermila.vn/tre-bi-tieu-chay-do-ngo-doc-thuc-pham-me-phai-lam-sao/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mách mẹ cách sử dụng men vi sinh hiệu quả cho trẻ

Bà bầu có được dùng men tiêu hóa không? Cách dùng hợp lý

Biểu hiện lạ trên đường tiêu hóa vào dịp tết có thể bạn chưa biết?